12 YẾU TỐ DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM
12 YẾU TỐ DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM
Gia cầm đẻ rất nhạy cảm, dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhất trong quá trình chăn nuôi cũng đều làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở. Do đó việc phát hiện, phòng và khắc phục các nguyên nhân dẫn đến hội chứng giảm đẻ trên gia cầm là vô cùng quan trọng. Ở bài viết này, Green Farm sẽ tư vấn về hiện tượng giảm đẻ ở gia cầm.
1. Độ tuổi:
– Sản xuất trứng bắt đầu khi gà đạt khoảng 18 đến 20 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đến đỉnh cao khoảng trên 90% ở 6 đến 8 tuần sau đó. Rồi sản lượng trứng sẽ giảm xuống còn khoảng 65% sau 12 tháng đẻ.
2. Giống gà:
– Tuỳ thuộc vào các giống gà được nuôi thì có tỷ lệ đẻ khác nhau. Ở Việt Nam các giống gà đẻ được nuôi phổ biến là: Gà Ai Cập (năng suất trứng đạt 250 đến 280 quả 1 mái 1 năm) , Gà Isa Brown (năng suất trứng đạt 280 – 300 quả 1 mái 1 năm), Gà Hyline (năng suất tối đa đạt 290 quả 1 mái 1 năm).
3. Thay lông:
– Thay lông là quá trình tự nhiên, của sự rụng lông và tái phát triển lông mới của gia cầm. Giai đoạn thay lông gia cầm mái chuyển protein và năng lượng vào sự tăng trưởng lông nên sẽ giảm đẻ. Nên bổ sung chế độ ăn nhiều protein hơn trong thời gian thay lông để có thể đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng lông và tăng sản xuất trứng.
4. Thời gian chiếu sáng:
– Gia cầm đẻ cần thời gian chiếu sáng từ 14 đến 16 giờ, để duy trì sản xuất trứng. Nếu thời gian chiếu sáng giảm gia cầm không ăn dẫn đến sản lượng trứng thấp. Tăng thời gian chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo (sử dụng bóng đèn sợi đốt). Đèn nên được kiểm tra thường xuyên và làm sạch để không bị mờ.
5. Thức ăn nước uống:
– Thức ăn là nguồn dinh dưỡng đầu vào quan trọng nhất để tạo ra quả trứng, do đó cần đảm bảo thức ăn đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chất lượng và giá trị dinh dưỡng.
– Nước chiếm khoảng 70% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm gần 75% khối lượng của quả trứng. Việc thiếu nước trong vài giờ có thể sẽ làm giảm sản lượng trứng. Do đó, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho gia cầm mọi lúc.
6. Sự thiếu hụt Canxi Phospho các nguyên tố vi lượng:
– Canxi không được cung cấp đầy đủ, lượng Canxi dự trữ bị cạn kiệt sẽ giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng hoặc không có vỏ vôi.
– Sự mất cân bằng của Canxi va Phospho sẽ cản trở sự hấp thụ và làm giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp.
– Giải pháp: bổ sung sản phẩm Selen E Liquid trong 6-7 ngày liên tiếp.
7. Sự thiếu hụt Vitamin nhóm A,D,E:
– Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống.
– Thiếu vitamin A gà đẻ giảm năng suất trứng do buồng trứng phát triển kém, niêm mạc ống dẫn trứng bị sừng hóa, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ chết phôi cao.
– Thiếu vitamin D gà đẻ bị bệnh xốp xương, xương dễ gẫy, bại liệt chân, lòng trắng trứng loãng, vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 19 – 20.
– Thiếu vitamin E gà đẻ giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển kém, phôi chết nên tỷ lệ ấp nở thấp.
– Giải pháp: sử dụng sản phẩm AD3E Multivit để bổ sung các vitamin, nhằm kích thích sản lượng và chất lượng trứng trên gia cầm đẻ trứng.
8. Sự thừa và thiếu:
– Dư thừa muối sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy phân lỏng và ướt. Thiếu muối sẽ dẫn đến hiện tượng gà cắn mổ nhau và giảm sản lượng trứng.
9. Axit amin:
– Gia cầm không thể tổng hợp được một số axit amin thiết yếu để đáp ứng yêu cầu trao đổi chất. bổ sung Methionine và lysine là hai axit amin thường thiếu trong khẩu phần ăn.
10. Độc tố nấm:
– Độc tố mycotoxin trong thức ăn sẽ gây cản trở sự hấp thụ hoặc chuyển hóa của một số chất dinh dưỡng đồng thời gây thiếu hụt Canxi và vitamin D3.
– Giải pháp: không nên sử dụng thức ăn, nguyên liệu thức ăn ẩm mốc. Thường xuyên bổ sung Sorbitol nhằm giải độc gan thận.
11. Stress:
– Gia cầm đẻ rất nhạy cảm với stress và thường phản ứng bằng cách ngừng đẻ trứng. Cần ngăn chặn mèo, chuột và các động vật khác vào chuồng vì dễ làm cho gia cầm hoảng sợ.
– Nhiệt độ chuồng nuôi cao: Gia cầm thở nhiều, uống nhiều nước, giảm ăn, chậm lớn, năng suất thấp. Suy giảm hệ thống miễn dịch dễ bị chết đột ngột. Gia cầm mái giảm đẻ, chất lượng vỏ trứng kém.
– Giải pháp: Nên sử dụng Điện Giải KC Thảo Dược chống nóng, tăng sức đề kháng cho gia cầm. Ngoài ra nên sử dụng các biện pháp khác để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng đối tượng gà.
12. Một số bệnh hay gặp:
Trên đàn gia cầm đẻ, hay mắc 1 số bệnh như Bệnh EDS, viết tắt tên tiếng anh của bệnh hội trứng giảm đẻ trên gà.
Bệnh IB , bệnh viêm phế quản truyền nhiễm,
2 bệnh trên có vacxin phòng bệnh, nên khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ,