Home

Bệnh và điều trị

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Vịt, Ngan

Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh do vi khuẩn Pasteurclla aviscptia gây ra ( Lưu ý là vi khuẩn G- )Tất cả các loại gia cầm đều mắc bệnh, nhưng gà và vịt thường bệnh nặng. Ở miền Nam bệnh thường được gọi toi vịt.Bệnh thường xảy ra vào thời gian giao mùa trong năm , lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao.

1.Nguyên nhân 

Bệnh lây lan trước tiên là do gia cầm bị bệnh (đang nung bệnh) truyền cho những con khác. Các chất thải của gia cầm bệnh và nước rửa khi mổ thịt gia cầm chết dịch cũng là nguyên nhân làm bệnh lây lan. Vi khuẩn xâm nhập theo đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da,…Nhiều khi bệnh không xảy ra do lây lan mà là tự phát, đó là do gia cầm khỏe có mang sẵn vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể, rồi chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh hay các biến đổi vể sức khỏe bên trong cơ thể – làm giảm sức đề kháng, vi khuẩn cùng với ký sinh trùng trong cơ thể sẽ tăng độc lực và gây ra bệnh.Ngoại cảnh ảnh hưởng xấu đến quá trình gây bệnh thường là do điều kiện dinh dưỡng kém (thức ăn thiếu về số lượng và kém chất lượng), điều kiện vệ sinh chăm sóc kém, các cơn gió lạnh đầu mùa cũng có thể làm dịch phát ra. Cũng có thể do vận chuyển, do chuồng nuôi quá chật hẹp, ao tù nước đọng. Những đàn vịt đẻ cuối vụ sức khỏe yếu (do hoạt động của buồng trứng tăng cường quá mức) hiện tượng vịt thay lông và bệnh ký sinh trùng đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của vịt đẻ.

2.Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng

Vịt mắc bệnh nặng hay nhẹ là tùy độc lực của căn bệnh. Nếu độc lực cao thì vịt chết rất nhanh và nhiều.- Thể quá cấp tính: Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi không quan sát kịp triệu chứng. Đàn vịt đang khỏe mạnh bình thường đột nhiên ủ rũ, nhiệt độ thân thể cao và con vật chết 1- 2 giờ (tối vịt vẫn còn ăn sáng đã chết), có khi chết tới 50% tổng số đàn.- Thể cấp tính bệnh khá phổ biến, vịt ủ rủ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Mũi, miệng chảy ra nước nhớt, sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ bệnh vịt có thể ỉa chảy, phân loãng đen xám, xanh hoặc vàng. Vịt ngày càng khó thở, mặt tụ máu, không có triệu chứng thần kinh, bại liệt. Con vật thường chết sau vài ba ngày do ngạt thở.- Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối vụ dịch. Vịt thường gầy còm, da bọc xương do bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể. Gan bị viêm hoại tử mãn tính gây rối loạn cơ năng. Khớp đùi, đầu gối, cổ chân bị viêm mãn tính, đôi khi thấy viêm màng não và có triệu chứng thần kinh.

3.Bệnh tích

– Thể quá cấp tính ngoài hiện tượng tụ máu và xuất huyết ở các xoang và phủ tạng ra không thấy có bệnh tích điển hình.- Ở thể cấp tính, vịt khi chết thường thấy tụ máu và xuất huyết ổ các tổ chức liên kết dưới da, các xoang và cơ quan trong cơ thể. Tim bị sưng, bao tim trương to có chứa dịch màu vàng, viêm ngoại tâm mạc cho nên thấy xuất huyết.

Phổi tụ máu, viêm màu nâu thẫm, có thể thấy chứa nước màu đỏ nhạt. Gan hơi sưng, màu vàng hoặc chấm đỏ do hoại tử đặc biệt của bệnh tụ huyết trùng, các nốt hoại tử to bằng mũi kim hoặc đầu đinh ghim.Lách bị tụ máu, hơi sưng. Niêm mạc một bị viêm tụ máu chảy máu có các đàm màu đỏ thẫm.- Thể mãn tính chủ yếu là viêm và hoại tử mãn tính đường hô hấp và gân, đôi khi viêm phúc mạc. Buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm, sưng to, màu vàng nhạt, chứa đầy nước, có khi các khớp viêm sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.

4.Điều trị 

Cắt sốt nhanh: 1g/5kg thể trọng\

Betaglucan – b12: 1g/5kg thể trọng

 

Clamoxin: 1g/15 kg thể trọng

Clamoxin

Trong suốt quá trình điều trị bệnh, phun thuốc sát trùng Glusep-BGF 1 lần/ngày để hạn chế lây lan mầm bệnh

Bệnh Phó Thương Hàn ở Vịt, Ngan

Bệnh phó thương hàn vịt ,ngan (Salmonellosis) là bệnh truyền...

Bệnh E.coli ở Vịt, Ngan

Bệnh E.coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm...

Bệnh Viêm Gan Virut Ở Vịt, Ngan

Bệnh Viêm Gan Virut Ở Vịt, Ngan Nguyên nhân Bệnh viêm...