Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà – Triệu Chứng & Cách Điều Trị ?
Cùng Green Farm khám phá một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng tránh
Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis) là một trong những bệnh thường gặp ở gà, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh này do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, ảnh hưởng đến cả gà thịt và gà đẻ. Trong bài viết này, hãy cùng Green Farm khám phá chi tiết hơn về nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp phòng tránh hiệu quả loại bệnh này.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Gà
- Vi Khuẩn Pasteurella Multocida: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh tụ huyết trùng. Vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường và lây lan qua nước, thức ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với gà bị bệnh.
- Điều Kiện Môi Trường: Môi trường chăn nuôi kém, ẩm ướt và thiếu thông gió là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Gà nuôi trong môi trường như vậy dễ bị nhiễm bệnh hơn.
- Tình Trạng Sức Khỏe Kém: Gà có hệ miễn dịch yếu hoặc bị stress do thay đổi môi trường, chế độ ăn uống không cân đối hoặc điều kiện sống không tốt có nguy cơ cao bị mắc bệnh tụ huyết trùng.
- Lây Lan Qua Đồ Ăn Trung Gian: mầm bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể tồn tại trong bụi không khí, trong thức ăn và nước uống.
Triệu Chứng Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà tại Việt Nam có ba thể chính mà bà con cần phân biệt để nhận biết và chẩn đoán sơ bộ:
- Thể Quá Cấp Tính
Thể bệnh này thường gặp ở đàn gà nuôi tại miền Nam Việt Nam, còn được gọi là bệnh gà toi. Đặc điểm nổi bật của thể quá cấp tính là tính đột biến, với những con gà mắc bệnh đầu tiên sẽ chết nhanh và đột ngột sau 1-2 giờ mà không có xảy ra bất kì một triệu chứng cụ thể nào ngoài biểu hiện ủ rũ. Gà có tuần tuổi từ 4-5 tháng có thể chết lập tức sau 1 ngày với biểu hiện lăn ra và giãy chết.
- Thể Cấp Tính
Thể cấp tính là thể bệnh phổ biến hơn ở các đàn gà với các triệu chứng đặc trưng xuất hiện vài giờ trước khi chết:
- Sốt cao: Nhiệt độ có thể lên tới 42-43°C.
- Bỏ ăn và chán ăn: Lông xù, xuất hiện nước nhờn ở miệng, sủi bọt lẫn máu.
- Khó thở: Thở nhanh và gấp.
- Tiêu chảy: Phân lỏng, xanh trắng có dịch nhầy.
- Mào tím tái: Do tụ máu, cuối cùng gà ngạt và chết do khó thở.
Khi mổ khám, có thể thấy hiện tượng sung huyết và xuất huyết dưới da và các phần nội tạng như phổi, tim, xoang bụng, niêm mạc ruột. Các cơ quan tiêu hóa như diều, hầu, ruột có nhiều dịch nhầy bao quanh. Đặc biệt, gan sưng và xuất hiện các nốt hoại tử.
- Thể Mãn Tính
Thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng ít xuất hiện ở các quốc gia nhiệt đới và thường là giai đoạn cuối của dịch bệnh với các biểu hiện dễ nhận biết:
- Yếm và mào sưng: Phù nề các nốt hoại tử cứng và chai lại.
- Gầy sút cân nhanh: Các khớp xương ở đầu gối, cổ, chân viêm nhiễm khiến gà đi đứng xiêu vẹo, dáng đi kỳ lạ.
- Tiêu chảy kéo dài: Phân vàng.
Khi mổ khám, gan gà sưng và có các nốt hoại tử màu trắng xám, vàng nhạt nhỏ, dày đặc thành từng vùng. Xuất hiện tụ máu, các vùng màu nâu sẫm ở phổi. Các khớp xương sưng to, trong khớp có nhiều dịch màu xám đục. Một vài trường hợp nặng có thể dẫn tới viêm não tủy, nguyên nhân khiến gà bị vẹo cổ.
Đặc điểm lây lan dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có tính lây lan lẻ tẻ tuy nhiên lại xảy ra phổ biến tại các loại gà nhiều quy mô chăn nuôi khác nhau với những triệu chứng bệnh nặng và tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh hơn so với bình thường.
Một số chú ý đặc biệt cần lưu tâm: nếu bệnh tự bùng phát thì tỷ lệ mắc bệnh thấp, bệnh lẻ tẻ tỷ lệ chết không cao. Có khả năng, nếu bệnh lây lan từ bên ngoài khu vực vào trang trại sẽ diễn ra khá phức tạp và có nguy cơ lây lan với gà ở mọi độ tuổi với tốc độ lây lan cực nhanh
Các phương pháp phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà của Green Farm đề xuất như sau:
- Thực Hiện Quản Lý Môi Trường: Đảm bảo môi trường nuôi gà luôn khô ráo, sạch sẽ và thông thoáng. Thực hiện các biện pháp vệ sinh định kỳ để giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển.
- Hình Thành Chế Độ Ăn Uống Hợp Lý: Cung cấp chế độ ăn uống cân đối và đủ dinh dưỡng cho gà. Thức ăn phải được bảo quản sạch sẽ và không bị ô nhiễm.
- Tiêm Vaccine đầy đủ: Sử dụng vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để bảo vệ đàn gà khỏi vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay, vaccin vô hoạt khá phổ biến trên thị trường và tại Green Farm Thuốc Thú Y chúng tôi vẫn hỗ trợ bà con tiêm ngừa cho gà từ 25 ngày tuổi trở lên. Tiêm dưới da với liều 1ml/con, miễn dịch khoảng 6 tháng.
- Kiểm Soát Động Vật Hoang Dã: Thực hiện các biện pháp để ngăn chặn động vật hoang dã tiếp xúc với gà. Sử dụng lưới chắn, bẫy hoặc các phương pháp khác để giữ chúng xa khu vực nuôi gà.
- Theo Dõi Sức Khỏe Định Kỳ Cho Gà: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho gà và kịp thời phát hiện và điều trị các triệu chứng bệnh.
- Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh: Trong trường hợp phát hiện gà mắc bệnh, sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thú y để điều trị kịp thời. Bổ sung men tiêu hóa thức ăn giúp gà tăng khả năng hấp thụ dịnh dưỡng, ngoài ra sử dụng kết hợp nước uống giải độc cho gan thận, bổ sung vitamin B để tăng cường sức đề kháng, chống stress.
✅ Trong quá trình dùng và sử dụng sản phẩm, có khó khăn hay phiền lòng, xin đừng ngại hãy inbox hoặc gọi hotline liên hệ với Fanpage Green Farm – Thuốc Thú Y nhé! Green Farm luôn cám ơn và trân trọng từng góp ý của khách hàng.
Ngoài ra để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm hãy truy cập vào trang sản phẩm của chúng tôi tại đây để có thể mua ngay cho mình những sản phẩm hữu ích trong chăn nuôi của bạn nhé!
Không chỉ vậy các bạn có thể truy cập và theo dõi chúng tôi để có thể được thông báo ngay khi có các chương trình ưu đãi hấp dẫn và nhận hỗ trợ giải đáp thắc mắc 24/7 đến từ Green Farm của chúng tôi!
Cảm ơn các bạn đã ghé chân tới cửa hàng của chúng tôi! Mong những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.