Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Virus cúm A gây bệnh cho gia cầm, một số loài động vật có vú và người. Bệnh cúm gia cầm động lực cao (HPAI) được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục bảng A.
Virus có 2 kháng nguyên chính là kháng nguyên HA (18 loại) và kháng nguyên NA (11 loại). Dựa vào 2 kháng nguyên này mà virus cúm được chia ra thành các subtype khác nhau.
Dựa vào giải trình tự gen H5, virus được chia thành các clade khác nhau. Theo công bố mới nhất của Cục thú y, tại Việt Nam đang lưu hành các chủng virus cúm H5N1 clade 2.3.2.1c, 2.3.4.4b, 2.3.4.4g, 2.3.4.4h…
2. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : độc lực virus, tuổi gia cầm bệnh, tính biệt, môi trường (mật độ, nhịêt độ, ánh sáng, thành phần không khí…), chế độ dinh dưỡng, sự bội nhiễm các vi khuẩn, virus khác. Trên chim hoang và vịt nhà ít có triệu chứng lâm sàng..
2.1 Thể độc lực cao (H5 và H7)
Tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong vòng 3-4 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
Gà sốt cao 44 – 450C, xù lông, ủ rũ.
Sung huyết, xuất huyết thành mảng hoặc lấm tấm ở da cẳng chân và một số vùng da không có lông khác.
Sưng phù đầu-mặt, mào tích sưng, xuất huyết, tím tái.
Chảy nhiều rớt dãi, khó thở, thở khò khè, chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt.
Tỷ lệ chết thấp hơn (< 5%) tuy nhiên bệnh là tác nhân gây suy giảm miễn dịch, vật nuôi dễ kế phát với các mầm bệnh khác (IB; ILT; CRD; ORT;…) khiến gia tăng tỷ lệ chết.
Bệnh tích
Xuất huyết lan tràn ở các nội quan trong cơ thể (dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, tụy, bao tim, cơ ngực, cơ đùi, mỡ bụng).
Xuất huyết, sung huyết não (mức độ phụ thuộc vào độc lực của virus).
Khoang miệng, mũi chứa nhiều dịch nhày.
Thanh khí quản xuất huyết, chứa dịch nhày
Xuất huyết mỡ nội quan
3. Phòng bệnh
Bước 1: Vệ sinh:
Thiết chặt an toàn sinh học trong suốt quá trình nuôi.
Hạn chế nuôi chung gia cầm với các loài thủy cầm hoặc các loài chim hoang dã do chúng là nguồn mang mầm bệnh.
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng định kỳ 1- 2 lần/tuần bằng: ANTISEP hoặc IF-100 (liều 3 ml/1 lít nước), 4 lít nước pha/100 m² chuồng nuôi hoặc FORMADES liều 4 ml/1 lít nước, phun cho 100 m² bề mặt hoặc ngoài chuồng nuôi.
Rắc SAFE GUARD lên chất độn chuồng , liều 1 kg/10-20 m2 chuồng để sát trùng, hút ẩm và hạn chế mầm bệnh.
Bước 2: Chủng vaccine Chủng vaccine MEDIVAC AI NOVEL 4 cho gà: gà thịt ít nhất 1 lần, gà đẻ, gà giống: 2-3 lần trong giai đoạn hậu bị, 1-2 lần trong giai đoạn khai thác trứng.
Chủng đầy đủ vaccine phòng các bệnh quan trọng trên gà,
Bước 3: Bổ trợ:
Pha ALL-ZYM với liều 1 g/1 lít nước, cho uống 3-5 giờ/ngày, bổ sung hằng ngày để tăng cường tiêu hóa, hấp thu thức ăn, giảm tiêu chảy.
Bổ sung các loại thuốc bổ khi cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng như: Tăng lực, chống stress (UNILYTE VIT C, GLUCO K-C), giải độc, bổ gan thận (ESCENT-L), vùng áp lực mầm bệnh cao sử dụng ALLIPRO liều 1g/1 lít nước, dùng định kỳ để tăng cường miễn dịch, gia tăng sức chống chịu của vật nuôi trước mầm bệnh.
Xử Lý Bệnh:
Khi dịch nổ ra, tiến hành xử lý theo quy định của nhà nước