Thủ tục đăng ký đại lý
Green Farm
Thứ 1: Về thủ tục Đăng ký kinh doanh
A. Trước hết, bạn cần lựa chọn một loại hình hoạt động kinh doanh trong số các loại hình sau:
1. Hộ kinh doanh:
– Ưu điểm: việc quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, không phải thực hiện nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp mà chỉ phải tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (với thuế suất từ 5% – 35%). Chỉ cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
– Nhược điểm: là chỉ có thể mở 1 cửa hàng duy nhất tại địa chỉ của địa điểm kinh doanh; chỉ được sử dụng dưới 10 lao động; và không có tư cách pháp nhân – trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của Hộ kinh doanh; cá nhân chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh
2. Doanh nghiệp tư nhân:
– Ưu điểm: hoạt động quản lý kinh doanh đơn giản, có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, có thể sử dụng trên 10 lao động; Chủ doanh nghiệp tư nhân ko phải nộp thuế Thu nhập cá nhân cho các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
– Nhược điểm: Phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp (mức cố định 25% thu nhập); Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của Doanh nghiệp do không có tư cách pháp nhân
3. Công ty: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 TV trở lên hoặc Công ty cổ phần , và Công ty hợp danh
– Ưu điểm: hoạt động quản lý mang tính chuyên nghiệp, phù hợp cho định hướng mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động kinh doanh; có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện tại tất cả các địa bàn trong cả nước.
– Nhược điểm: Cơ cấu tổ chức quản lý phức tạp; Cơ chế quản lý, kiểm soát của Nhà nước mang tính chặt chẽ hơn; vừa phải đóng thuế Thu nhập Doanh nghiệp (mức cố định 25% thu nhập), vừa phải đóng thuế Thu nhập cá nhân (5%-35%). Riêng Cty TNHH 1 thành viên thì đóng thuế giống với DN tư nhân.
B. Tiếp đến, bạn cần lựa chọn việc ghi ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của bạn có thể ghi là: “Bán buôn gạo” (mã ngành nghề 4631 – theo quyết định10/2007/QĐ-TTg) và “Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh” (mã ngành nghề 47210 – QĐ10/2007/QĐ-TTg) />
Trường hợp, cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép bạn ghi tên ngành nghề không cứng nhắc giống hệt theo Tên và mã ngành nghề Kinh tế Quốc dân (như ở Hà Nội) thì bạn có thể ghi ngành nghề thỏa mái như Bán buôn, bán lẻ gạo…
C. Về giấy tờ hồ sơ thủ tục Đăng ký kinh doanh:
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh mà bạn lựa chọn, bạn có thể xem hướng dẫn tại trang web của Sở kế hoạch và Đầu tư HCM: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn hoặc tham khảo trang của Hà Nội www.hapi.gov.vn
Trong đó sẽ có đầy đủ hướng dẫn về các đầu giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị, đồng thời hướng dẫn chi tiết về thời gian, địa điểm nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh.
Thứ 2. Về Thuế phải nộp
Theo quy định của pháp luật, hầu hết mọi hoạt động kinh doanh có lợi nhuận đều phải nộp thuế cho Nhà nước. Theo đó, tùy từng loại hình hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ kinh doanh, mà tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp các khoản thuế tương ứng. Đối với hoạt động kinh doanh gạo của bạn, các khoản thuế sẽ phải nộp là:
– Thuế Thu nhập doanh nghiệp và/hoặc Thuế Thu nhập cá nhân:
Như trên đã trình bày, nếu bạn thành lập Hộ kinh doanh thì bạn sẽ không phải nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp, còn các loại hình khác, tất cả đều phải nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp, đồng thời phải nộp thêm thuế Thu nhập cá nhân (Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH 1 thành viên thì chỉ nộp thuế TNCN cho khoản thu ko phải từ hoạt động kinh doanh)
– Thuế môn bài:
Ngoài thuế TNDN, và Thuế TNCN, Thuế môn bài là khoản thuế mà khi tham gia hoạt động kinh doanh, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải nộp. Mức thuế sẽ tùy thuộc vào Số vốn đầu tư, vốn điều lệ đã đăng ký của Doanh nghiệp, hoặc tùy thuộc vào thu nhập của Hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh gồm 6 mức từ 50.000 đ – 1.000.000 đ, đối với loại hình Doanh nghiệp gồm 4 mức từ 1.000.000 đ – 3.000.000 đ.
– Thuế giá trị gia tăng:
Thuế Giá trị gia tăng – đây là khoản thuế mà bản chất là bạn sẽ nộp thay cho Người mua hàng. Người mua hàng sẽ phải trả một khoản thuế giá trị gia tăng cho việc tiêu thụ hàng hóa (thông thường là 10%) khi mua hàng, và khoản này sẽ được trả cho bên bạn, sau đó bạn có nghĩa vụ nộp lại khoản này cho Nhà nước. – Bản chất là bạn không phải nộp gì cho nhà nước cả.
Một số mặt hàng khác còn có thể phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên…
Thứ 3: Về việc xuất hóa đơn Giá trị gia tăng
Theo quy định mới nhất của pháp luật, trừ trường hợp giá trị hàng hóa dịch vụ dưới 200.000 đ và khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn, thì tất cả các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đều phải xuất hóa đơn cho khách hàng.
Căn cứ vào hóa đơn xuất ra, cơ quan thuế mới có thể xác định được khoản thu nhập thực tế mà Doanh nghiệp thu được, trên cơ sở đó để tính mức thuế phải nộp cho Nhà nước.
Đối với trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 200 nghìn đồng và khách không yêu cầu xuất hóa đơn, theo quy định của pháp luật, đơn vị kinh doanh vẫn phải kê khai đầy đủ, chính xác vào sổ sách kế toán nhằm làm căn cứ xác định mức thuế phải nộp cho nhà nước.