Bệnh Phó thương hàn gây bởi vi khuẩn Salmonella spp tạo thành những vụ dịch với triệu chứng điển hình như bại huyết, viêm ruột cấp tính hay mạn tính và ỉa chảy dữ dội ở lợn cai sữa hay lợn 10-16 tuần tuổi. Tỷ lệ lợn trong đàn ốm và chết cao.
1. Nguyên nhân
Salmonella spp là vi khuẩn Gram (-) có rất nhiều chủng và cấu trúc kháng nguyên khác nhau. Chủng gây bệnh phó thương hàn ở lợn 10-16 tuần tuổi là S. choleraesuis. Đứng thứ hai là S. typhimurium và S. typhisuis cũng hay gây bệnh cho lợn.
Chúng mọc mạnh trong môi trường MacConkey, các môi trường agar mật và không lên men đường lactose.
Vi khuẩn Salmonella có 2 dạng kháng nguyên: Kháng nguyên thân (O) và kháng nguyên lông (H)
Cơ chế gây bệnh, vi khuẩn tăng sinh và gây tổn thương các cơ quan, từ đó có thể nhiễm khuẩn máu. Trong quá trình phát triển, vi khuẩn sản sinh các độc tố và gây rất nhiều các rối loạn sinh học trong cơ thể con vật cũng như gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
2. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian nung bệnh 3-4 ngày. Lợn con mắc bệnh nhưng nặng nhất là lợn ở độ tuổi 10-16 tuần.
2.1 Thể bại huyết
Thường gặp nhất ở lợn con và tỷ lệ chết có khi đến 100% nếu không can thiệp kịp thời.
Lợn bị quỵ, nằm ỳ một chỗ, yếu và có các triệu chứng thần kinh. Con bệnh thường chui rúc vào đống ổ rác và trên tai xuất hiện những đám đỏ, sau chuyển màu tím.
Nhiệt độ cơ thể khoảng 40,6 – 41,7°C. Lợn thường chết trong vòng 24-48 giờ.
2.2 Thể viêm ruột cấp
Thường gặp ở lợn con sau khi trải qua bệnh thể bại huyết không chết.
Phân lúc đầu táo bón sau lợn ỉa chảy toàn nước màu vàng nhạt. Thân nhiệt hạ khoảng 39,5 – 40°C kèm theo những triệu chứng đường hô hấp, thần kinh cũng như yếu, liệt và run rẩy, da trắng bệch.
Niêm mạc dạ dày xuất huyết hoặc có những vết loét. Niêm mạc ruột có nhiều vết loét như cúc áo, bờ hoại tử.
Lách sưng to, dai như cao su.
+ Ruột heo viêm loét
4. Chuẩn đoán phân biệt
– Phân biệt bệnh tụ huyết trùng. Bệnh này cũng sốt cao , sốt cao hơn khoảng khoảng (41 – 420C) niêm mạc mắt đỏ hơn, thở nhiều, sờ da thấy nóng nhưng không bị xuất huyết tụ máu như ở bệnh phó thương hàn. Mũi và miệng chảy nhiều nước. Điều trị bằng kháng sinh như Streptomycin, Kanamycin, Oxytetracyclin, Gentamycin, Enrofloxacin … bệnh sẽ giảm và khỏi sau 2 -3 ngày (vì bệnh THT rất dễ bị kháng sinh tiêu diệt)
– Bệnh ỉa chảy phân trắng:
+ Do virus viêm dạ dày cũng nôn nhung sốt nhẹ hơn, lây nhanh hơn khó điều trị hơn. Nhưng không xuất huyết ở rìa tai, mõm chân, da bụng.
+ Do E.coli không sốt dùng kháng sinh điều trị sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.
+ Do cầu trùng ruột non phân màu vàng ít niêm mạc, sốt nhẹ, môi trường ẩm ướt thì lây lan nhanh.
– Đặc biệt cần phân biệt với bệnh dịch tả vì hai bệnh này có triệu chứng lâm sàng giống nhau nhưng bệnh dịch tả không chữa được bằng kháng sinh. Bệnh dịch tả cũng sốt cao, phân táo, da lạnh, xuất huyết ngoài da. Nhưng khi dùng kháng sinh Enrofloxacin, Flumequin, Colistine, Flophenicol, Amoxcyclin bệnh không giảm. Bệnh phó thương hàn thường rất hay ghép với bệnh dịch tả.
5. Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát. Phun thuốc sát trùng chuồng trại theo định kỳ
Phòng bệnh phó thương hàn ở lợn bằng vacxin khi lợn được 21 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 1 tháng. Nhưng với vùng lợn hay bị bệnh phó thương hàn thì có thể tiêm vacxin sớm hơn lúc 10 – 15 ngày tuổi.
Với lợn nái tiêm trước khi phối giống hoặc trước khi sinh 15 ngày.
6. Trị bệnh
Phác đồ uống toàn đàn:
Hồi sức tức thì Litevit C: 1g/5kg TT
Betaglucan: 1g/5kg TT
Men sống chịu kháng sinh: 1g/5kg TT
Cắt sốt nhanh: 1g/5kg TT
Uống 1 trong các loại kháng sinh sau:
Max Flo 30 : 1c/10kg TT
Flodox: 1g/5kg TT
Phác đồ tiêm:
Hồi sức tức thì: 1c/10kg TT
Cắt sốt nhanh: 1c/10kg TT
Chủ trị hô hấp: 1c/20kg TT hoặc đặc trị viêm phổi, sốt, ho: 1c/10kg TT
Trong suốt quá trình điều trị bệnh, phun thuốc sát trùng Glusep BGF1 lần/ngày để hạn chế lây lan mầm bệnh