Home

Bệnh và điều trị

Bệnh Tả ở Heo

1. Nguyên nhân gây bệnh

Dịch tả heo do một loại virus chứa ARN thuộc Rotavirus (Togaviridae) họ Flaviridae, nhóm Pestisvirus, có màng lipit bọc, đường kính đến 50nm.

Virus dịch tả heo rất nhạy cảm với Ete, Chloroform, nhưng khá bền vững với Tripcin.

Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao trên 75oC, Iodine, Benzalkonium, Dezoxicholat Natri, nước vôi 10%, Foocmol 1 – 2%, Phencol, Hyzol

Khi vào cơ thể heo, virus di hành đến khắp nơi, có thể tồn tại và phát triển ở mọi cơ quan, mô tổ chức của cơ thể (pantropism).

Virus được đào thải ra môi trường bên ngoài qua các dịch bài tiết như nước tiểu, sữa, nước nhầy, nước mắt, nước bọt và phân.

Trong môi trường thiên nhiên, ở nhiệt độ thấp dưới 10oC virus sống và giữ nguyên độc lực gây bệnh hàng tháng. Ở nhiệt độ bình thường (18-30oC) chúng có thể sống nhiều tuần, nhưng khi bị ánh sáng trực tiếp của mặt trời thì chúng không tồn tại lâu hơn 10h.

2. Đặc điểm dịch tễ

Heo ở mọi lứa tuổi đều dễ bị nhiễm virus, đặc biệt là heo con mới sơ sinh không có kháng thể thụ động từ sữa mẹ, rất dễ bị bệnh và chết. Heo mẹ được tiêm phòng 15-30 ngày trước khi đẻ sẽ cho sữa đầu với hàm lượng kháng thể đặc hiệu cao, có thể bảo hộ cho heo con đến hơn một tháng tuổi.

Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng ở Việt Nam bệnh thường thấy nhiều hơn vào vụ rét, mưa phùn gió bắc.

Nguồn bệnh nguy hiểm nhất là heo ốm và heo chết do dịch tả heo. Heo khỏi bệnh dịch tả vẫn có thể đào thải virus cường độc một thời gian dài, tới 3 tháng.

Mầm bệnh có thể truyền từ heo nái mang trùng sang bào thai và từ những heo con sinh ra sẽ lây sang các ổ heo con khác, rồi lan ra cả trại một cách bí ẩn. Đây cũng là nguyên nhân khó lý giải đối với các cán bộ chuyên môn khi bản thân họ đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu, các giải pháp kỹ thuật phòng bệnh. Vì thế họ sẽ không hiểu được tại sao dịch tả heo lại có thể bùng nổ ở các trại, các cơ sở chăn nuôi công nghiệp đã rất nghiêm ngặt chấp hành các quy định và quy trình phòng bệnh bằng vaccine (endogen infection).

Nguồn bệnh nguy hiểm thứ hai là thịt và các chất thải, các sản phẩm chế biến từ heo bệnh, các dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, môi trường bị nhiễm mầm bệnh.

Phương thức truyền lây: bệnh có thể lây lan bằng mọi con đường như: hô hấp, ăn, uống, phối tinh, da bị nứt nẻ, thông qua tiếp xúc trực tiếp heo với heo, hoặc gián tiếp qua dụng cụ, thức ăn, vận chuyển hoặc chó, mèo tha xương thịt từ các heo bị chết do dịch tả…

Bệnh có tính dịch cao, lây lan nhanh và có nhiều hình thức biểu hiện hoặc không biểu hiện.

3. Cơ chế sinh bệnh

Từ những chỗ thâm nhập đầu tiên (niêm mạc đường tiêu hoá, hô hấp, hạch Amidal, niêm mạc mắt hay da bị xước, bị thương…) Virus dịch tả heo sinh sản ngay trong các mô liên kết và sau đó lùa vào mạch máu, di hành đến mọi nơi của cơ thể heo. Trong quá trình di hành, chúng sinh sản ngay trong các tế bào nội mô (endotel) của thành mạch máu, sau đó chúng được hấp thụ và bám dính trên bề mặt hồng cầu, tiếp tục các đợt di hành mới và gây ra hiện tượng nhiễm trùng huyết, heo sốt. Việc sinh sản và phát triển virút dịch tả heo trong các tế bào nội mô của thành mạch dẫn đến thoái hoá, co mạch, tắc mạch và gây ra hiện tượng xuất huyết, hoại tử ở rất nhiều cơ quan như lách, thận, hạch lâm ba, ruột, bàng quang,…

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bệnh dịch tả heo luôn bị nhiễm trùng kế phát bởi các vi khuẩn thường trú trong cơ thể:

  • Khi bị bội nhiễm với vi khuẩn Pasteurella multocida thì luôn kèm theo các triệu chứng viêm phổi nặng hơn, rõ hơn.
  • Khi bị bội nhiễm với Salmonella thì ngoài các biến đổi xuất huyết hoại tử trong các hạch lâm ba, ta còn thường thấy viêm xuất huyết hoại tử ruột tạo ra các ổ loét hình xoáy trôn ốc gọi là Buton của dịch tả và xen lẫn các ổ loét sâu có gờ trong ruột già (Salmonella).

Cả hai trường hợp bội nhiễm trên luôn là nguyên nhân làm cho lách sưng to, dai và rắn hơn bình thường.

Ngoài Salmonella và Pasteurella, heo bị dịch tả cũng có thể bị bội nhiễm bởi vi khuẩn đóng dấu, tụ cầu, liên cầu, Clostridium, Bacterium pyocianeum…

Một đặc tính mà virus dịch tả heo gây ra là giảm bạch cầu huyết từ 11.000-21.000 xuống dưới 9.000/ml và phá hủy hồng cầu giải phóng Haemoglobin và bilirubin gây vàng một số tổ chức, cơ quan.

Chưa hết, virus dịch tả heo có khả năng thâm nhập vào bào thai nên chúng làm chết bào thai ở heo nái chửa hoặc heo con sinh ra chết yểu hoặc sức sống kém lại mang mầm bệnh virus dịch tả heo, do đó chúng là mối đe doạ nguy hiểm đến an toàn sinh học cho cả trại.

4. Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh từ 2- 6 ngày, rất ít khi quá 12 ngày. Bệnh có 5 thể biểu hiện:

Thể quá cấp: Bệnh xảy ra với các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng huyết: sốt cao 41- 41,5oC, bỏ ăn, nằm run và heo chết trong vòng 1 – 2 ngày.

Thể cấp tính: Cũng với các biểu hiện nhiễm trùng huyết nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Heo bị sốt và thân nhiệt tăng từ từ. Từ 39oC lên 40,5 – 41oC, rất ít khi vượt qua ngưỡng 41,5oC trừ khi bị bội nhiễm với vi khuẩn thứ phát. Trong thời gian thân nhiệt tăng lên cao như vậy, heo không có một biểu hiện ốm nào (vẫn ăn uống, đi lại, bài tiết có vẻ như bình thường).

Sau 1 – 3 ngày, khi thân nhiệt đạt đến 40,5 – 41oC ta mới quan sát thấy heo tìm chỗ tối để nằm, run rẩy, khó thở, nhịp thở tăng, đôi khi còn nghe thấy chúng nghiến răng.

Khi đó, nếu ta xua đuổi heo thì thấy chúng có các biểu hiện thần kinh, yếu phần sau, chân bị cứng trong bước đi, quan sát kỹ thấy chảy nước mắt, tiếp đến mắt đỏ lừ có dử (viêm mí mắt), mũi khô, tai và đuôi lạnh. Đặc biệt cần biết là khi bị bệnh dịch tả, heo lạnh đều 2 tai và tai lạnh bao nhiêu thì đuôi lạnh bấy nhiêu.

Khi cho heo ốm ăn, ta thấy chúng vẫn ngoe nguẩy đuôi ra chậu cám để ăn, rất muốn ăn nhưng chỉ bóp bép vài miếng rồi bỏ đi, chúng không ăn cám mà chỉ thích ăn rau xanh hoặc thức ăn khác lạ.

Trong thời gian này, hầu hết các heo ốm đều bị táo bón, phân có màng nhầy và có mùi đặc biệt.

Tuy bị ốm, bỏ ăn nhưng heo bệnh sút cân chậm, chúng bồn chồn hay nghiến răng và tìm nơi yên tĩnh nằm run.

Sau đó, xuất hiện các nốt xuất huyết ở phần da mềm như vùng tai, bẹn, bụng và háng. Xuất huyết do dịch tả heo thuần khiết thường ở gốc tai (nếu bị ghép với Salmonella tức là ghép phó thương hàn thì xuất huyết có cả ở đỉnh, chỏm tai, rìa tai). Khi đùng ngón tay ấn mạnh để quan sát thì các nốt xuất huyết đỏ này nhanh chóng hồi phục sau vài giây tái nhợt. Đây là đặc điểm để phân biệt với đóng dấu heo và tụ huyết trùng. Ít lâu sau, các nốt xuất huyết chuyển sang màu đỏ thâm tím, hoại tử, tạo vẩy nâu.

Bệnh nặng dần lên, heo ốm bắt đầu đi xiêu vẹo, lúc nghiêng bên này, lúc ngả bên kia, một số con bắt đầu bị tiêu chảy có một số trường hợp còn thấy phân lẫn máu hoặc có màu thâm nâu cà phê, đuôi luôn thõng và dính đầy phân. Heo ốm chỉ nằm,  bỏ ăn hoàn toàn và chết. Tỷ lệ chết rất cao trên 80% – 100%.

Thể dưới cấp tính: Ở thể dưới cấp tính các triệu chứng tập trung ở đường tiêu hoá và hô hấp.

Triệu chứng sốt dần dần giảm và duy trì ở mức 40,5 – 40,8oC, heo ốm lúc ăn lúc không.

Heo bị táo bón nặng có màng nhầy hoặc lúc táo lúc ỉa chảy.

Chảy nhiều nước mắt, gương mũi khô, tai và đuôi đều lạnh và tím ngắt.

Heo ho và khó thở, lưng cong và đau khi thở hoặc đau khi chúng ta sờ nắn.

Da khô và quăn, lông xù, heo gầy sút trông thấy.

Trên da thấy các đám xuất huyết chuyển thành vảy màu nâu.

Nếu bội nhiễm với phó thương hàn thì da tím tái, mép và rìa tai bị hoại tử loét.

Thể mãn tính: Bệnh kéo dài từ một đến vài ba tuần và luôn kèm theo bệnh kế phát do một số vi khuẩn như Pasteurella (gây tụ huyết trùng), Salmonella (gây phó thương hàn), Streptococcus (gây liên cầu heo), Pyoceaneus (gây hoại tử da). Vì thế, ngoài các triệu chứng nhiễm trùng huyết thì các biểu hiện của thể mãn tính luôn kèm theo các triệu chứng viêm phổi và triệu chứng của bệnh thứ phát.

Heo ốm xù lông, giảm cân, lúc tiêu chảy, lúc táo bón kèm theo màng nhầy. Heo ốm ăn uống thất thường, hay tìm chỗ tối để nằm, rúc đầu vào rơm rạ (chất độn), sốt nhẹ và ngắt quãng 40 – 40,5oC.

Bụng đói hóp hông, đi loạng choạng, xiêu vẹo, mắt có dử, thậm chí chảy mủ (ken mắt), tím tái mõm và tai, lạnh đều cả hai tai và đuôi. Đuôi buông thõng. Tiêm kháng sinh thì hết sốt, heo thèm ăn, ngừng tiêm kháng sinh thì heo lại sốt nhẹ khoảng 40oC và lại bỏ ăn. Một số con gầy dần và chết do suy nhược, phần đông số còn lại dần dần khỏi bệnh và mang trùng. Heo nái mang trùng thường bị sẩy thai ở mọi thời kỳ trong thời gian chửa.

Thể không điển hình: Đây là dạng ẩn của dịch tả heo thường xảy ra ở các trại đã được tiêm phòng cho heo con trước 30 ngày tuổi hoặc đã qua một vài năm dịch.

Các triệu chứng chủ yếu ở đàn nái là sảy thai, chết lưu thai, đẻ non hoặc chết yểu trong thời gian 3- 4 tuần sau khi sinh.

Heo con sinh ra từ những nái mang trùng này lúc đầu béo tốt, bú đều nhưng dần dần chúng có các biểu hiện run rẩy, thiếu linh hoạt, chậm lớn, xù lông, còi cọc và chết ở 4 – 5 tuần sau khi sinh. Heo mẹ lúc đầu cũng tiết sữa bình thường, nhưng lúc ăn, lúc bỏ ăn, do sốt nhẹ và ngắt quãng nên không chăm con như nái bình thường.

5. Bệnh tích mổ khám

Đặc trưng bệnh tích dịch tả heo thể cấp tính và quá cấp tính gồm: Viêm xuất huyết điểm hoặc xuất huyết tràn lan ở da, niêm mạc, màng bao nhiều cơ quan như thanh quản, khí quản, hầu, tim, phổi, phúc mạc. Rõ nhất là xuất huyết ở thận, hạch lâm ba, lách. ở lách còn thấy tắc mạch gây tụ huyết nhồi máu hình răng cưa tạo nên các ổ xuất huyết lồi lên bề mặt lách to bằng hạt đậu ván. khi cắt lách ra thấy nhiều máu. Niêm mạc bàng quang, thanh quản, khí quản , amidal đều có xuất huyết điểm.Thận nhợt nhạt và có vô số xuất huyết điểm.

Đặc điểm bệnh tích ở thể dưới cấp tính và mãn tính gồm: Phổi bị viêm tụ huyết và xuất huyết – gan hoá có màu nâu đỏ. Ruột bị viêm hoại tử nhất là ở ruột già đoạn van hồi mạch tràng (ileocaecal) – nơi đổ xuống trực tràng. Tại ruột già thấy nhiều ổ viêm hoại tử loét hình xoáy trôn ốc có gờ nổi lên quanh ổ loét gọi là Button. Các hạch lâm ba ruột có màu lổ đổ như đá hoa vân đỏ thẫm. Ở nái chửa đôi khi thấy thai gỗ (chết lưu thai). Thận trắng bệch, thấy vô số điểm xuất huyết và phụ thuộc vào bệnh kế phát để có thêm các biến đổi tương ứng đặc thù. Đặc điểm bệnh tích ở thể không điển hình: Rất khác nhau và rất phong phú, phụ thuộc vào trạng thái miễn dịch đàn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy xuất huyết điểm ở thận, bàng quang, hạch lâm ba. Khi bổ đôi hạch ruột thấy chảy ra một chất như máu đặc. Lách sưng và cũng xuất huyết.

6. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt

Bệnh dịch tả heo có thể chẩn đoán dễ dàng thông qua các dấu hiệu dịch tễ, lâm sàng, bệnh tích.

Nếu cần thì có thể tiến hành gây bệnh thực nghiệm trên heo, thỏ.

Các phương pháp chuẩn đoán trong phòng thí nghiệm gồm:

  • Xét nghiệm máu thấy số bạch cầu giảm mạnh (dưới 9000/ml), hồng cầu và Hemoglobin cũng giảm, nhưng lại tăng Billirubin huyết.
  • Miễn dịch huỳnh quang
  • Kết tủa trên thạch

7. Trị bệnh

Tiêm vacxin dịch tả toàn đàn

 

Betaglucan: 1g/5kg TT uống

Dùng 1 trong các loại kháng sinh sau:

Clamoxin : 1g/15kg TT

Clamoxin

 

Flodox: 1g/5kg TT

Flordox dạng bột GreenFarm

 

Colimoxin: 1g/10kg TT

 

 

Trong suốt quá trình điều trị bệnh, phun thuốc sát trùng Glusep BGF 1 lần/ngày để hạn chế lây lan mầm bệnh

 

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Heo

Do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc...

Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Heo

Đặc trưng của bệnh là hình thành các mụn nước và sự...

Bệnh Phó Thương Hàn Ở Heo

Bệnh Phó thương hàn gây bởi vi khuẩn Salmonella spp tạo thành...