Home

Bệnh và điều trị

Bệnh Thương Hàn Ở Gà

Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra.

Bệnh có thể lây lan từ mẹ sang con và truyền giữa các con gà trong đàn. Vi khuẩn từ buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng, rồi vào trong máy ấp trứng và truyền lây cho gà con. Quá trình lây truyền ngang có thể xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với cá thể bệnh hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống, chất thải hay dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh.

Người nuôi cần chủ động trong việc kiểm soát mầm bệnh trên gia cầm  Ảnh: CTV

Triệu chứng

Mỗi lứa tuổi gà khi mắc bệnh thương hàn sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Ở gà con: Gà bị tiêu chảy, phân trắng xuất hiện chất nhày, đặc biệt là vùng lông xung quanh hậu môn dính phân bết lại. Túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi khắm, trong có chứa chất nhầy màu trắng. Giải phẫu thấy gan và lá lách sưng to, xuất hiện nhiều điểm hoại tử có màu trắng lấm tấm. Quan sát thấy thận gà sung huyết đỏ, phổi tim và thành dạ dày có nhiều điểm trắng xám nhạt. Màng ngoài bao quanh tim có chứa nhiều dịch rỉ vàng. Ruột viêm với các mảng trắng trên niêm mạc ruột. Gà có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 4 ngày, ở thể cấp tính tỷ lệ chết cao, từ 70 – 100%.

Ở gà trưởng thành: Thường có biểu hiện tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào nhợt nhạt. Gà mái bị bệnh xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc, bụng gà trễ xuống. Gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân. Với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm, ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm, nang trứng méo mó dị hình. Gà trống bị bệnh thì chủ yếu là viêm dịch hoàn.

Phòng bệnh

Chọn con giống hay trứng ấp phải được nhập từ những cơ sở đủ uy tín, không có bệnh. Sát trùng chuồng trại, rửa dọn chuồng nuôi, dụng cụ, không để phân bẩn tích tụ trong trại nuôi, phun sát trùng 1 – 2 lần/tuần.

Chuồng trại không được quá nóng hay lạnh, không được quá ẩm thấp, bẩn, nước đầy đủ và luôn sạch… Chú ý đến mật độ nuôi hợp lý. Dùng formol xông lò ấp trứng để tiêu diệt mầm bệnh.

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh máng ăn, máng nước, bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà. Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn, từng giống gà khác nhau.

Nên định kỳ xét nghiệm bệnh, chẩn đoán và sàng lọc những con bị nhiễm bệnh bằng phương pháp PCR, từ đó cách ly và có các biện pháp phòng trị hiệu quả, kịp thời.

Trị bệnh

  • Đối với gà con: điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho gà đủ ấm, tránh gió lùa.
  • Đối với gà trưởng thành: đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
  • Dùng thuốc theo phác đồ sau:

 

Men sống chịu kháng sinh: 1g/5kg thể trọng

 

Fever Cool: 1g/5kg thể trọng

 

Liver Care: 1g/15kg thể trọng

Sử dụng 1 trong các loại kháng sinh đặc trị sau:

Ampicoli 5%: 1g/5kg thể trọng 

 

 

Max Flor 30: 1c/10kg thể trọng

Trong suốt quá trình điều trị bệnh, phun thuốc sát trùng Glusep-BGF 1 lần/ngày để hạn chế lây lan mầm bệnh

 

Bệnh Cúm H9 Trên Gà

1. Nguyên nhân bệnh Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền...

Bệnh SHS Trên Gà

Trong các bệnh ở gà thịt, chắc chắn người chăn nuôi sẽ...

Bệnh Coryza Trên Gà

Bệnh coryza trên gà là một bệnh hô hấp cấp tính của gà....

Bệnh ILT Trên Gà - Phòng & Điều Trị

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) là bệnh truyền nhiễm...

Bệnh CCRD Ở Gà - Phòng & Điều Trị

BỆNH CRD TRÊN GÀ (HEN GÀ) - CÁCH PHÁT HIỆN SỚM VÀ PHÒNG BỆNH...

Bệnh Ký Sinh Trùng Đường Máu Ở Gà

1. Phân bố bệnh Bệnh có ở tất cả các nơi trên thế...

Bệnh Nấm Phổi Ở Gà

Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm phát...

Hội Chứng Giảm Đẻ Trên Gà

Hội chứng giảm đẻ ở gà (EDS: Egg Drop Syndrome) Hội...

Cầu Trùng Ở Gà - Đã Có Green Farm Lo!

Bảo vệ và nâng cao sức khoẻ hoàn toàn cho đàn gà trước...

Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà - Triệu Chứng & Cách Điều Trị ?

Cùng Green Farm khám phá một số nguyên nhân phổ biến gây...