Bệnh Viêm Vú ở Bò
Ở bệnh này bò có khả năng duy trì mầm bệnh trong cơ thể, đồng thời lây lan cho các con khác mà người nuôi không nhận biết được. Bò mắc bệnh có thể kém ăn, thỉnh thoảng sữa sẽ bị tủa và không có biểu hiện gì ở bầu vú. Biện pháp chuẩn đoán ở thể bệnh này chủ yếu vào dấu hiệu của sữa qua xét nghiệm sữa, các cách thử CMT, dùng máy đếm tế bào để xác định bệnh viêm vú tiềm ẩn, việc này ở quy mô nông hộ không có điều kiện thực hiện. Chỉ khi bệnh chuyển sang thể cấp tính và lâm sàng bò có các biểu hiện rõ rệt như bầu vú và thùy vú sưng nóng đỏ, con vật sốt 40 – 41 độ C, mặt nhăn, ủ rũ, kém ăn, lượng sữa giảm và ngừng hẳn, sữa màu hồng nhạt và có lởn cởn mũ thì bà con chăn nuôi mới chú ý và nhận biết bệnh. Sau một thời gian nếu không điều trị tích cực, bệnh chuyển qua mãn tính, tức là các triệu chứng cấp tính giảm hẳn lại nhưng lượng sữa vẫn ít, tiết ngưỡng sữa không đạt.
Chi phí để điều trị bò sữa bị bệnh viêm vú khá cao từ 200 – 300 ngàn đồng/ngày, điều trị liên tục trong thời gian 5 – 7 ngày tùy vào chuyển biến của bệnh. Tuy nhiên trường hợp bà con phát hiện bệnh trễ, sau khi điều trị xong bầu vú sẽ bị viêm và bò không còn khả năng sinh sản và tiết sữa. Do đó đây là một trong những loại bệnh mà người chăn nuôi rất lo ngại.
Nguyên nhân gây bệnh
- Chuồng trại vệ sinh kém, không thông thoáng và ánh sáng thiếu, mật độ nuôi cao.
- Phương pháp vắt sữa, kỹ thuật vắt sữa không đúng, thời gian và số lần vắt, áp lực vắt không đảm bảo.
- Người vắt sữa, nơi vắt sữa, dụng cụ vắt sữa không vệ sinh.
- Sự thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh, tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần ăn quá nhiều, thiếu Vitamin và khoáng chất, thức ăn không hợp vệ sinh.
- Ngoài ra các tác động gián tiếp như tiếng ồn, thái độ chăm sóc, stress nhiệt… cũng làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vú trên bò sữa.
Nhìn chung thực thế với quy mô nuôi nông hộ, bà con rất khó để đáp ứng các yêu cầu về vị trí, kích thước hoặc kết cấu chuồng trại nuôi bò. Dưới hình thức nuôi nhốt hoàn toàn và số lượng đàn bò liên tục tăng, người nuôi hầu như không đáp ứng đủ nhu cầu về không gian cho bò sữa phát triển.
Điều kiện chuồng trại khô ráo, sạch sẽ cũng chưa được bà con quan tâm nhiều, nhất là trong mùa mưa. Mặt khác quy trình vắt sữa bò là một quá trình đòi hỏi vệ sinh và kỹ thuật cao trong khi ở một số nông hộ bà con vắt sữa bò dựa theo kinh nghiệm chưa quan tâm đúng mức.
Chính vì vậy các trường hợp bò được xác định là nhiễm bệnh viêm vú chưa đáng kể nhưng nguy cơ tiềm ẩn và phát sinh bệnh này hiện nay rất cao. Để hạn chế bò bị viêm vú bà con cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ thuật phòng tránh, nhất là trong quá trình vắt sữa.
Cách phòng bệnh viêm vú
Để phòng tránh bệnh viêm vú ở bò sữa bà con cần làm tốt công tác chọn giống, thực hiện tốt các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm cho bò.
Trong khẩu phần ăn của bò cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn phải sạch sẽ, không nhiễm vi trùng, nấm mốc…
Bà con chú ý đến việc bổ sung Vitamin E và Celemium trong khẩu phần thức ăn để giúp cải thiện hệ thống miễn dịch cho bò.
Trước khi vắt sữa:
Bà con cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, vệ sinh bầu vú và tay người vắt sữa hoặc máy vắt sữa.
Nếu các hộ gia đình nuôi nhiều bò thì thực hiện vắt sữa bò khỏe mạnh trước, vắt bò ốm sau, vắt vài tia sữa đầu tiên ở mỗi núm vú vào khay tối màu hoặc vải đen để quan sát màu sắc và thể trạng sữa xem màu sữa có khác thường hay bị vón không sau đó mới vắt sữa vào khay đựng sữa.
Nên vắt sữa vào thời điểm nhất định, đối với bò cao sản nên thực hiện vắt sữa 3 lần/ngày, vắt kiệt sữa để kích thích tiết sữa đồng thời giảm nguy cơ viêm vú.
Sau khi vắt sữa:
Nhúng bầu vú bò vào dung dịch thuốc sát trùng (Iodine, Biodine, Revanol).
Rửa sạch toàn bộ các dụng vụ vắt sữa, khay đựng…bằng nước sôi rồi phơi khô trên giá đỡ.
Không được để bò nằm ngay sau khi vắt sữa, cho bò ăn thức ăn để bò đứng sau khi vắt sữa để tránh bầu vú tiếp xúc với nền chuồng.
Cách điều trị bệnh
Khi bà con phát hiện bệnh viêm vú ở bò sữa cần phải cách ly chúng ra khỏi đàn, giảm khẩu phần thức ăn tinh, thức ăn chứa nhiều nhựa, nhiều nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao khi bò bị viêm vú.
Tăng cường vắt sữa từ 3 – 5 lần/ngày để thải trừ mầm bệnh, thường xuyên xoa bóp bầu vú bị viêm bằng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt kiệt sữa bị viêm ra ngoài, vệ sinh bầu vú và chuồng trại sạch sẽ.
Phác đồ tiêm 3-4 ngày:
Gluco Kc hồi sức thần tốc: 1c/10kg TT
Vua trị bệnh ghép: 1c/10kg TT
FLo 45%: 1c/10kg TT