Home

Tin tức

Tìm Hiểu Về Bệnh Lý Hô Hấp Trên Vật Nuôi

Tìm Hiểu Về Bệnh Lý Hô Hấp Trên Vật Nuôi – Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phòng Ngừa & Điều Trị

Bệnh Hô Hấp Trên Vật Nuôi Là Gì?

Bệnh lý hô hấp, là các bệnh thường gặp và phổ biến ở gia súc và gia cầm, có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là vào những khoảng thời gian chuyển mùa, và ở những khu vực chuồng trại không được đảm bảo vệ sinh, về khí hậu và môi trường.

Bệnh lý hô hấp là các bệnh liên quan đến đường hô hấp của vật nuôi. Đường hô hấp thú y, bắt đầu ở mũi và kết thúc ở các phế nang xa.

Chức năng chính của hệ hô hấp, là đưa ô xi đến phổi để trao đổi với các bon đi ô xi. Do đó khi mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, sẽ ảnh hưởng đến khả năng trao đổi khí của cơ thể, cùng các ảnh hưởng trực tiếp, tại các bộ phận thuộc đường hô hấp.

Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp của động vật

Có thể do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý và chủng nguyên nhân, gây ra bệnh hô hấp thường gặp trên động vật: 

  • Trên heo, Bệnh Tai xanh do vi rút  Le li star, tụ huyết trùng do vi khuẩn  multocida, viêm phổi-màng phổi do Actinobacillus pleuropneumonia, Suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae, viêm teo xoang mũi truyền nhiễm do Bordetella bronchiseptica, viêm phổi, khớp, xoang và màng não (bệnh Glasser do Haemophillus parasuis), 
  • Trên trâu, bò, Viêm phổi do Mannheimia haemolytica, Tụ huyết trùng do Pasteurella multocida, Viêm não,màng não huyết khối, viêm phổi, sảy thai, viêm khớp, viêm cơ tim và nhiễm trùng máu do Histophilus somni.

Các bệnh lý hô hấp nói chung, đều sẽ dẫn tới hậu quả thiếu oxy trên động vật, Tình trạng thiếu oxy, được định nghĩa là, trạng thái động vật không đủ oxy, để duy trì các chức năng trao đổi chất bình thường. Vật nuôi bị thiếu oxy sẽ có biểu hiện suy hô hấp. Nó có thể là kết quả của những điều sau:

  • Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, thiếu oxy máu do giảm số lượng hồng cầu,
  • Giảm tưới máu, tình trạng thiếu ô xi, giảm tưới máu do giảm cung lượng tim,

Nếu tình trạng thiếu oxy não xảy ra, chức năng hô hấp có thể bị giảm sút hơn nữa do hoạt động của tế bào thần kinh bị suy giảm. 

Triệu chứng của bệnh hô hấp:

Với bệnh lý liên quan đến đường hô hấp của động vật, các triệu chứng bệnh khá đa dạng, bạn có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, tím tái, lạnh phần mõm,
  • Chảy dịch mũi, màu trắng hoặc hơi xanh như mủ,
  • Chảy máu cam,
  • Chảy nhiều rãi,
  • Ho ra máu,
  • Khó thở,
  • Tai rũ,
  • Thở bụng,

Để phòng ngừa các bệnh hô hấp xảy ra trên vật nuôi bà con có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tiêm chủng vắc xin cho động vật để phòng ngừa,
  • Tránh và giảm thiểu trộn lẫn động vật từ nhiều nguồn khác nhau,
  • Thiết lập nhận dạng các thể động vật, đưa ra các chuẩn đoán chính xác về lâm sàng và khám nghiệm tử thi, duy trì hồ sơ chính xác liên quan đến bệnh viêm phổi,
  • Quản lý môi trường chăm nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ,

Điều trị bệnh hô hấp cho vật nuôi:

Trường hợp vật nuôi đã nhiễm bệnh hô hấp, cần được điều trị kịp thời và nhanh chóng, vì bệnh lý hô hấp có đặc điểm là phát tán rất nhanh. Cần điều trị khẩn cấp, lựa chọn được thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài, để cắt các cơn ở những lần tái phát sau đó. 

Bên cạnh đó, thuốc đặc trị hô hấp cho vật nuôi, cần mang tính đặc trị với các chủng vi khuẩn như Mycoplasma, Haemophilus, thì mới có khả năng diệt được mầm bệnh. Để điều trị bệnh hô hấp cho vật nuôi đạt hiệu quả cao, Green Farm xin giới thiệu đến quý vị sản phẩm Azy New.:

Với thành phần chính là Azithromycin.

Có tác dụng chính sau: 

➮ Gia Súc: Đặc trị hen suyễn, viêm phổi dính sườn (APP), viêm đa xoang (Glasser’s), tiêu chảy cấp, thương hàn, E.Coli
➮ Gia Cầm: Đặc trị ORT, hen suyễn, CRD, CCRD, sưng phù đầu (Coryza), thương hàn, E.Coli, viêm ruột, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn

Sử dụng theo hướng dẫn sau đây, để đạt hiệu quả tốt nhất khi chữa bệnh:

Tiêm bắp (Lắc kỹ trước khi dùng):
➮ Gia Súc: 1ml/15-20 kg thể trọng
➮ Gia Cầm: 1ml/10 kg thể trọng
Thuốc có tác dụng kéo dài 48-72 giờ
Nếu bệnh nặng có thể tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ
Thời gian ngừng dùng thuốc 21 ngày.

“Tham Khảo Chi Tiết Về Bệnh Hô Hấp Trên Vật Nuôi”

Phòng Tránh Hội Chứng Giảm Đẻ Trên Gà

Phòng Tránh Hội Chứng Giảm Đẻ Trên Gà Hội chứng giảm...

Vai Trò Quan Trọng Của Ánh Sáng Trong Chăn Nuôi Gà 

Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào trên gà? Các nghiên...

12 YẾU TỐ DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM

12 YẾU TỐ DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG GIẢM ĐẺ TRÊN GIA CẦM Gia...

Nguyên nhân heo nái bị sốt và phòng tránh sốt cho heo nái mang thai

Nguyên nhân heo nái bị sốt và phòng tránh sốt cho heo nái...

Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Tỏi Trong Chăn Nuôi

Ứng Dụng Tuyệt Vời Của Tỏi Trong Chăn Nuôi Tỏi được...